“Vọng xuân xuân khả liên, lĩnh thụ trùng dà thiên lý mục,
Dục qui qui vị đắc, cô chu nhất hệ cố viên tâm.”
(Trông xuân xuân đáng thương, cây núi ngăn đôi nghìn dặm mắt,
Muốn về về chửa được, con thuyền buộc một mối tình nhà.)
—
Chú thích:
Tương truyền đây là vế đối của cụ Nghè Chu Mạnh Trinh viết cho ông chủ mành Nghệ vào khoảng cuối năm Nhâm Dần (1902) hoặc Quý Mão (1903).
Hai vế đối được thảo từ ý của bốn bài thơ đời Đường.
[1] Tô Đĩnh đời nhà Đường, trong bài Vọng xuân có câu:Đông Vọng xuân xuân khả liên
Cánh phùng tình nhật liễu hàm yên
(Trông về phương đông thấy đền Vọng xuân đáng thương cho xuân,
Lại gặp buổi tạnh nắng, bờ liễu nhả khói lờ mờ.) [2] Liễu Tôn Nguyên đời Đường khi trèo lên thành Liễu Châu có cảm tác bài thơ gửi cho bạn, câu thứ 5 và thứ 6:
Lĩnh thụ trùng dà thiên lý mục
Giang lưu khúc tự cửu hồi trường
(Cây núi ngăn đôi ngàn dặm mắt,
Ruột tầm uốn khúc chín dòng sông.) [3] Trương Bật đời Đường, gặp tết Hàn thực nhớ nhà cảm tác bài thơ tứ tuyệt, hai câu kết là:
Đẵng thị hữu gia qui vị đắc
Đỗ quên hưu hương nhĩ biên đề
(Chẳng khác có nhà về chửa được,
Chim cuốc đừng khắc khoải bên tai.) [4] Bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ câu 5-6:
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
(Khóm cúc tuôn hai hàng lệ cũ,
Con thuyền buộc một mối tình nhà.)
—
Đọc: Tô Nam Nguyễn Đình Diệm, “Nhai thoại về câu đối Tết”, Tập san Sử Địa số 5 “Đặc khảo về Phong tục Tết Việt Nam và các Lân bang”, 1967.