Kiến nghị I (72,000 chữ ký): Yêu cầu Quốc hội không thông qua Dự thảo Luật An ninh mạng

Xem đầy đủ kiến nghị của chúng tôi tại https://www.change.org/p/ki%E1%BA%BFn-ngh%E1%BB%8B-kh%C3%B4ng-th%C3%B4ng-qua-d%E1%BB%B1-th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADt-an-ninh-m%E1%BA%A1ng

Trilingual petition Tiếng Việt – English – Francaise

KIẾN NGHỊ KHÔNG THÔNG QUA DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG

Kính gửi: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu Quốc hội Việt Nam

Chúng tôi, những công dân Việt Nam đang sống trong và ngoài nước, đồng kiến nghị các vị đại biểu Quốc hội Việt Nam không thông qua Dự thảo Luật An ninh mạng vào ngày 12/06/2018 tới đây.

Chúng tôi nhận thấy các điều khoản đề xuất trong Dự thảo Luật An ninh mạng không thể hiện được các phương pháp hợp lý để bảo đảm an ninh trên mạng của Nhà nước và người dân. Thay vào đó, Dự thảo Luật này lại tiềm ẩn khả năng vi phạm các quyền căn bản của công dân, cụ thể như sau:

Xâm phạm quyền riêng tư và quyền bí mật thư tín do nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xác thực thông tin người dùng, và cung cấp nó cho cơ quan chấp pháp khi có yêu cầu mà không thông qua tòa án. Như vậy, cơ quan chấp pháp sẽ có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người dùng bất cứ lúc nào, mà không cần phải chứng minh cá nhân đó có vi phạm pháp luật hay không. Điều này tạo ra rủi ro lớn xâm phạm vào quyền riêng tư của cá nhân. Trong khi đó, chuẩn mực của nhà nước pháp quyền là quyền tự do của cá nhân nếu bị tước đi thì phải do toà án quyết định, cho dù là cá nhân phạm tội.

Cản trở quyền tự do ngôn luận khi nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xoá thông tin đăng tải trên mạng nếu thông tin bị xác định là “xấu”, “độc” theo yêu cầu của cơ quan chấp pháp và lưu vết thông tin đó để cung cấp cho cơ quan chấp pháp. Trong khi đó các loại thông tin xấu được liệt kê rất mơ hồ, không có quy định hay thủ tục cụ thể để công dân có cơ hội bảo vệ ý kiến của mình trong một quy trình công bằng và minh bạch.

Tước đi quyền sử dụng internet khi nhà cung cấp dịch vụ mạng phải không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải lên mạng một số loại thông tin có nội dung xấu theo luật. Như vậy, chỉ cần cơ quan quản lý cho rằng một tổ chức, cá nhân đăng tải thông tin bị cho là “xấu”, “độc”, thì đã có thể bị tước đi quyền sử dụng internet, trong khi đây là quyền cơ bản của con người trong thế giới hiện đại và không thể bị tước bỏ.

Kết luận

Vì những lý do trên, chúng tôi kiến nghị các vị Đại biểu Quốc hội

1.     Không thông qua Dự thảo Luật An ninh mạng lần này;

2.     Và đề nghị Chính phủ và các cơ quan có liên quan xây dựng một Dự thảo Luật An ninh mạng mới theo hướng đảm bảo an ninh trên mạng một cách hợp lý, mà không kiểm soát và xâm phạm các quyền của người dân.

Chúng tôi tin rằng các Đại biểu Quốc hội, với tư cách là người đại diện của nhân dân, sẽ lắng nghe ý kiến từ người dân trước một đạo luật có nguy cơ xâm phạm nghiêm trọng các quyền và cản trở sự tự do của công dân.

Các tổ chức xã hội dân sự cùng tham gia ký tên:

1. Bisexual in VietNam
2. Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý
3. Green Trees
4. Hate Change
5. LEA: Nhóm hoạt động về giáo dục bình đẳng
6. Nhà Xuất Bản Giấy Vụn
7. Nhóm hoạt động vì quyền của người LGBT tại Đồng Nai
8. Phong trào Con đường Việt Nam
9. Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
10. Sinh viên nói vì sinh viên
11. S.O.S – Share Our Stories
12. Tinh Thần Khai Minh
13. Tổ chức thúc đẩy Bình đẳng giới Việt Nam VOGE
14. Trang tin Dân Luận
15. Trí Việt News
16. Trung tâm phát triển cộng đồng LGBT 6+
17. Truyền thông Tin Mừng Cho Người Nghèo
18. Văn đoàn Độc lập Việt Nam
19. Viet Youth Pro Bono (VYPB)
20. Vietnam Action for Choice
21. Wequal – Nhóm hoạt động mở vì Công lý giới và Tự do lựa chọn
22. Ychange

Screen Shot 2020-04-28 at 1.14.51 AM

 

Bổ sung vào 17:45 ngày 07/06/2018, GMT+7: Phiên bản tiếng Anh của bản kiến nghị

Petition to urge Vietnam’s Parliament not to approve Bill on Cyber Security

To: Chairwoman Nguyen Thi Kim Ngan of Vietnam’s National Assembly and its members

We, Vietnamese citizens living in the country and abroad, urge all the members of the country’s highest legislative body, the National Assembly, not to approve the draft Law on Cyber Security which is scheduled on June 12, 2018.

We find that the proposed provisions of the draft Law on Cyber Security do not contain reasonable methods to ensure online security of the State and the people. Instead, the draft law has the potential to violate the basic rights of citizens, as follows:

Infringes people’s privacy and confidentiality, as the bill requires Internet Service Providers to verify users’ personal information and provide this information to authorities upon request without being approved by courts. As such, the law enforcement agencies shall have the right to request supply of user’s information at any time, without the need to prove that the individual has violated any law. This poses a major risk of infringing individual privacy. Meanwhile, the rule of law states that the deprivation of freedom of an individual must be decided by the court only, even if the individual is guilty.

The draft aims to limit the freedom of expression when it requests Internet Service Providers delete information posted online if the information is identified as “bad” or “malicious”, as well as request Internet Service Providers to keep traces of Internet users and hand them over to authorities. Meanwhile, “bad information” is weakly defined and there are no specific rules or procedures which citizens can use to defend their opinions in transparent and fair procedures.

The bill states that Internet Service Providers are requested not to provide or stop providing telecommunication, Internet services and value-added services to organizations and individuals that publish information with “bad” content. So when regulators determine that an organization or individual is publishing information deemed “bad” or “malicious,” the organization or the individual will be deprived the right to use the Internet, which is one of the basic human rights in the modern world and cannot be deprived.

Conclusion

For the above reasons, we urge all the members of Vietnam’s National Assembly

1. Not approve this draft Law on Cyber Security;

2. Request the Government and related agencies to build a new Law on Cyber Security which can ensure security of the Internet in a reasonable manner without infringing upon the rights of the people.

We believe that the legislators, in their capacity as representatives of the people, will listen to people’s opinions when debating and approving a law which would violate the people’s rights and affect citizens’ freedom.

 

Bổ sung vào 08:25 ngày 09/06/2018, GMT+7: Phiên bản tiếng Pháp của bản kiến nghị

Pétition pour exhorter le Parlement vietnamien à ne pas approuver le projet de loi sur la cybersécurité

A: Nguyen Thi Kim Ngan, présidente de l’Assemblée nationale du Vietnam et ses membres

Nous, citoyens vietnamiens vivant dans le pays et à l’étranger, exhortons tous les membres de la plus haute instance législative du pays, l’Assemblée nationale, à ne pas approuver le projet de loi sur la cybersécurité qui est programmé le 12 juin 2018.

Nous constatons que les dispositions proposées par le projet de loi sur la cybersécurité ne contiennent pas de méthodes acceptables afin d’assurer la sécurité en ligne de l’État et du peuple. Au lieu de cela, le projet de loi possède des potentialités pour violer les droits fondamentaux des citoyens, comme suit :

Violation de la vie privée des personnes et de la confidentialité, car le projet de loi oblige les fournisseurs de services Internet à vérifier les renseignements personnels des utilisateurs et à fournir cette information aux autorités sur demande sans être validé par les tribunaux. En tant que tel, les organismes d’application de la loi ont le droit de demander la délivrance de l’information de l’utilisateur à tout moment, sans la nécessité de prouver que l’individu a violé la loi. Cela pose un risque majeur d’atteinte à la vie privée des particuliers. Pendant ce temps, la règle de droit stipule que la privation de liberté d’un individu doit être décidée par le tribunal seulement, même si l’individu est coupable.

Le projet vise à limiter la liberté d’expression lorsqu’il demande aux fournisseurs de services Internet de supprimer les informations postées en ligne si l’information est identifiée comme “mauvaise” ou “malveillante”, et de demander aux fournisseurs de services Internet de garder les traces des utilisateurs. De les remettre aux autorités. Pendant ce temps, les «mauvaises informations» sont insuffisamment définies et il n’existe pas de règles ou de procédures spécifiques que les citoyens peuvent utiliser pour défendre leurs opinions dans des procédures transparentes et équitables.

Le projet de loi stipule que les fournisseurs de services Internet sont priés de ne pas fournir ou cesser de fournir des services de télécommunication, des services Internet et des « services à valeur ajoutée » aux organisations et aux individus qui publient des informations avec un contenu «mauvais». Ainsi, lorsque les régulateurs déterminent qu’une organisation ou un individu publie des informations jugées «mauvaises» ou «malveillantes», l’organisation ou l’individu sera privé du droit d’utiliser Internet, Internet qui fait parti des droits de l’homme fondamentaux dans le monde moderne et personne ne peut en être privé.

Conclusion

Pour toutes ces raisons, nous exhortons tous les membres de l’Assemblée nationale du Vietnam

1. N’approuvez pas ce projet de loi sur la cybersécurité;

2. Demandez au gouvernement et aux agences concernées d’élaborer une nouvelle loi sur la cybersécurité qui puisse assurer la sécurité d’Internet de manière raisonnable sans empiéter sur les droits de la population.

Nous croyons que les législateurs, en leur qualité de représentants du peuple, écouteront les opinions des gens lorsqu’ils débattront et approuveront une loi qui violerait les droits du peuple et affecterait la liberté des citoyens.