Kiến nghị II (31,000 chữ ký): Yêu cầu Chủ tịch nước không ký Lệnh Công bố Luật An ninh mạng

(Bilingual Petition Vietnamese – English)

Xem bản kiến nghị tại https://www.change.org/p/ki%E1%BA%BFn-ngh%E1%BB%8B-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-kh%C3%B4ng-k%C3%BD-l%E1%BB%87nh-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-lu%E1%BA%ADt-an-ninh-m%E1%BA%A1ng

KIẾN NGHỊ CHỦ TỊCH NƯỚC KHÔNG KÝ LỆNH CÔNG BỐ LUẬT AN NINH MẠNG

Kính gửi: Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Chúng tôi, những công dân Việt Nam đang sống trong và ngoài nước, đồng kiến nghị Chủ tịch nước không ký Lệnh Công bố Luật An ninh mạng.

Chúng tôi nhận thấy các điều khoản trong Luật An ninh mạng không thể hiện được các phương pháp hợp lý để bảo đảm an ninh trên mạng của Nhà nước và Nhân dân. Thay vào đó, nhiều điều khoản của Luật này xâm phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân, và tước đi tự do của người dân, cụ thể như sau:

Xâm phạm quyền riêng tư và quyền bí mật thư tín, khi Luật này buộc nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xác thực thông tin người dùng, và cung cấp nó cho cơ quan chấp pháp khi có yêu cầu mà không thông qua tòa án. Như vậy, cơ quan chấp pháp sẽ có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người dùng bất cứ lúc nào, mà không cần phải chứng minh cá nhân đó có vi phạm pháp luật hay không.

Cản trở quyền tự do ngôn luận, khi Luật này buộc nhà cung cấp dịch vụ mạng phải ngăn chặn và xóa bỏ các thông tin bị cấm theo yêu cầu của cơ quan chấp pháp, và lưu nhật ký hệ thống để cung cấp cho cơ quan chấp pháp. Trong khi đó các loại thông tin bị cấm này được liệt kê rất mơ hồ, không có quy định hay thủ tục cụ thể để công dân có cơ hội bảo vệ ý kiến của mình trong một quy trình công bằng và minh bạch.

Tước đi quyền sử dụng internet, khi Luật này buộc nhà cung cấp dịch vụ mạng phải không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ mạng cho những cá nhân nào đăng tải lên mạng các thông tin bị cấm theo quy định trong luật một cách mơ hồ. Như vậy, chỉ cần cơ quan chấp pháp cho rằng thông tin mà một cá nhân đăng tải là bị cấm, thì cơ quan chấp pháp có thể tước đi quyền sử dụng internet của cá nhân ấy.

Căn cứ theo Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tại khoản 1 điều 88, thì Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn công bố luật. Căn cứ Điều 80 của Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật, thì Chủ tịch nước công bố luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật được thông qua.

Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Chủ tịch nước Trần Đại Quang không ký Lệnh Công bố Luật An ninh mạng này.

Chúng tôi tin rằng Chủ tịch nước, với tư cách là người đứng đầu nhà nước, sẽ lắng nghe ý kiến từ người dân trước một luật xâm phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân, và tước đi tự do của người dân.

Screen Shot 2020-04-28 at 1.17.25 AM

Vietnamese President Tran Dai Quang
Presidential Palace, Hung Vuong Street, Ba Dinh District, Hanoi, Vietnam

Petition Urging Vietnamese President Not To Sign Order for Publicizing Law on Cyber Security

We, undersigned Vietnamese living in the country and abroad, jointly call on the President not to sign an order for publicizing the Law on Cyber Security.

We find that the Law on Cyber Security does not contain proper measures to ensure cyber security of the state and people. Instead, many articles of the law may seriously violate human rights, the rights of citizens, and deprive citizens of freedom, particularly:

The law violates the right to privacy and the right to confidential emails as the law requests Internet service providers to verify users’ information and provide it to enforcement agencies upon request without being approved by the court. Therefore, enforcement agencies have their right to obtaining users’ information whatever they want without having to prove that these individuals commit crimes or not.

The law limits the right to freedom of expression as it forces Internet service providers to block and remove those posts considered “harmful” and “toxic” by enforcement agencies, and record traces of the users to provide to authorities when being requested. Meanwhile, the definition of posted information is controversial and there are no regulations and specific procedures which can allow citizens to defend their opinions in transparent and fair procedures.

The law deprives the right to Internet access as it forces Internet service providers not to provide or stop providing telecommunication, Internet services and value-added services to organizations and individuals that publish information with “bad” content. So, when regulators determine that an organization or individual is publishing information deemed “bad” or “malicious,” the organization or the individual will be deprived the right to use the Internet, which is one of the basic human rights in the modern world and cannot be deprived.

According to the country’s 2013 Constitution, Clause 1, Article 88, the State President has the duty and power to publicize laws. According to Article 80 of Law on Promulgation of Legal Documents, the State President would publicize a law within 15 days from the day the law is ratified by the National Assembly.

As so, we urge President Tran Dai Quang not to sign the order for publicizing the Law on Cyber Security.

We believe that President Quang, in the capacity of the State head, will listen to opinions of citizens about a law which seriously violates human rights, citizens’ rights and deprive people of freedom.